Gu” ẩm thực của người Hà Nội vốn được tiếng thanh lịch, tinh tế. Người Hà Nội không chuộng những thứ vị sắc; ngọt quá, chua quá, cay quá đều khó bằng lòng. Vậy nên ô mai, thứ dung hòa cả ba vị đối lập kia lại dễ chiếm được cảm tình kể cả những người khó tính nhất. Ô mai ăn quanh năm đều thú vị, nhưng những ngày giáp Tết, người dân tìm mua nhiều hơn, như một thói quen, một cách thể hiện sự trân trọng giá trị Tết cổ truyền.
Giữa vô vàn hoa quả, kẹo bánh, người Hà Nội đón Tết không thể thiếu ô mai. Bên tách trà nóng, nhẩn nha những viên ô mai chua chua cay cay, trải lòng trong những câu chuyện đầy hân hoan háo hức về một năm mới tràn hi vọng. Buổi gặp mặt đầu xuân lan tỏa niềm ấm áp lạ lùng.
Ô mai đặc sản Hà Nội, nhưng thứ ô mai ngon ngọt bậc nhất chỉ có thể tạo ra bởi những tinh hoa công thức trong căn bếp Hà Thành. Những loại quả được tuyển chọn gắt gao, qua quy trình ngâm, ủ, sấy công phu, gia giảm cầu kì, tạo ra thành phẩm là những viên ô mai hảo hạng. Nếu không tài hoa, không yêu nghề khó lòng có thể làm ra ô mai ngon. Ngày nay máy móc thay thế con người trong nhiều việc, nhưng những khâu đặc biệt, quyết định hương vị của sản phẩm thì tinh tế nhất vẫn phải thực hiện thủ công, theo bí quyết “gia truyền”.
Càng về cuối năm, các con phố Hàng Đường, Hàng Buồm... càng trở nên đông vui, nhộn nhịp. Ai ai cũng muốn chọn mua những hộp bánh mứt, ô mai thơm ngon dành đón khách tới thăm nhà trong dịp năm mới. Mứt truyền thống phần nhiều được làm từ các loại quả chua như mơ, mận, khế, sấu…ngâm cùng muối, gừng…tạo nên hương vị đậm đà, độc đáo. Một vài năm trở lại đây, nhu cầu thay đổi khẩu vị ngày một tăng, nhiều loại ô mai độc đáo mới cũng ra đời như kiwi, anh đào... đủ loại khô, ướt, dẻo.
Không chỉ dịp lễ Tết, người phương xa tới Hà Nội quanh năm đều có thể tìm mua ô mai dành đem về làm quà biếu, bởi chính người Hà Nội cũng ưu ái chọn ô mai làm quà tặng để bày tỏ lòng mến khách.
1. Ô mai Hàng Đường
Đã từ lâu, Hàng Đường đã được gắn cho cái tên "phố ô mai" với những cái tên nổi tiếng như Tiến Thịnh, Gia Lợi, Gia Thịnh, Hồng Lam... Thực ra, ô mai Hàng Đường giờ tỏa khắp các ngõ ngách Hà Nội và được bày trang trọng trong nhiều siêu thị lớn. Nhưng nếu muốn thưởng thức cả cái không khí của phố cổ và thỏa thuê nếm thử các loại ô mai thì Hàng Đường vẫn là địa chỉ lựa chọn số 1.
2. Ô mai Vạn Lợi
Với nhiều người Hà Thành, hàng ô mai Vạn Lợi ở Hàng Da là địa chỉ số một mỗi dịp Tết đến xuân về. Một cửa hàng nhỏ xíu không hào hoa lấp lánh nhưng lại là một thế giới ô mai với hương vị và màu sắc đầy quyến rũ. Hai món ngon nhất tại quán chính là mận và mơ xào chua ngọt. Quả mận dày, khía đều, dẻo cắn ngập răng, vị ngọt vừa, hơi chua, hơi cay, ăn rất vào. Mơ xào màu vàng hơn, óng, dẻo quẹo ăn dôi hơi mận một chút. Ô mai Vạn Lợi so với các hàng khác, giá đắt hơn từ 10-20%. Nhưng ai một lần thưởng thức đều phải công nhận "đắt xắt ra miếng".
Thêm nữa, có một loại ô mai chỉ có trong dịp Tết tại đây mà bạn nên tranh thủ mua. Đó là ô mai quất. Quả quất khía năm cánh, màu cam, ăn dẻo, thơm cay vị đặc trưng. Ngon nhất là mẻ ô mai quất áp chảo, cháy cạnh, vị thơm vô cùng. Điểm đặc biệt nhất, chủ quán bắt đầu bán món này vào ngày ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp). Đến 28 Tết, là hết hàng.
3. Phương Mai, Phố Huế
Cửa hàng nằm trong ngõ bé tẹo cạnh mặt phố to đùng nổi tiếng với món sấu non bao tử ăn được cả hột.
4. Ô mai Hồng Lam:
Xuất phát điểm là một cửa hiệu ở Hàng Đường giờ đây ô mai Hồng Lam đã được "công nghiệp hóa" với nhiều cửa hàng cửa hiệu xuất hiện khắp mọi ngõ ngách của Hà Nội. Điểm mạnh của loại ô mai này là sự đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên đây cũng là điểm hạn chế bởi với nhiều người, ô mai ngon là phải sử dụng đồ dùng thủ công, có bàn tay chăm chút của người làm.
Giá mỗi loại ô mai tại đây dao động từ 7.000-15.000 đồng/lạng. So với nhiều cửa hàng khác, mức giá ô mai Hồng Lam thuộc loại trung bình, mẫu mã đẹp, thích hợp với việc mua làm quà biếu.
Ô mai đặc sản không thể thiếu khi du lịch Hà Nội |
Giữa vô vàn hoa quả, kẹo bánh, người Hà Nội đón Tết không thể thiếu ô mai. Bên tách trà nóng, nhẩn nha những viên ô mai chua chua cay cay, trải lòng trong những câu chuyện đầy hân hoan háo hức về một năm mới tràn hi vọng. Buổi gặp mặt đầu xuân lan tỏa niềm ấm áp lạ lùng.
Ô mai đặc sản Hà Nội, nhưng thứ ô mai ngon ngọt bậc nhất chỉ có thể tạo ra bởi những tinh hoa công thức trong căn bếp Hà Thành. Những loại quả được tuyển chọn gắt gao, qua quy trình ngâm, ủ, sấy công phu, gia giảm cầu kì, tạo ra thành phẩm là những viên ô mai hảo hạng. Nếu không tài hoa, không yêu nghề khó lòng có thể làm ra ô mai ngon. Ngày nay máy móc thay thế con người trong nhiều việc, nhưng những khâu đặc biệt, quyết định hương vị của sản phẩm thì tinh tế nhất vẫn phải thực hiện thủ công, theo bí quyết “gia truyền”.
Càng về cuối năm, các con phố Hàng Đường, Hàng Buồm... càng trở nên đông vui, nhộn nhịp. Ai ai cũng muốn chọn mua những hộp bánh mứt, ô mai thơm ngon dành đón khách tới thăm nhà trong dịp năm mới. Mứt truyền thống phần nhiều được làm từ các loại quả chua như mơ, mận, khế, sấu…ngâm cùng muối, gừng…tạo nên hương vị đậm đà, độc đáo. Một vài năm trở lại đây, nhu cầu thay đổi khẩu vị ngày một tăng, nhiều loại ô mai độc đáo mới cũng ra đời như kiwi, anh đào... đủ loại khô, ướt, dẻo.
Không chỉ dịp lễ Tết, người phương xa tới Hà Nội quanh năm đều có thể tìm mua ô mai dành đem về làm quà biếu, bởi chính người Hà Nội cũng ưu ái chọn ô mai làm quà tặng để bày tỏ lòng mến khách.
Một vài địa chỉ mua ô mai ngon, nổi tiếng ở Hà Nội:
1. Ô mai Hàng Đường
Đã từ lâu, Hàng Đường đã được gắn cho cái tên "phố ô mai" với những cái tên nổi tiếng như Tiến Thịnh, Gia Lợi, Gia Thịnh, Hồng Lam... Thực ra, ô mai Hàng Đường giờ tỏa khắp các ngõ ngách Hà Nội và được bày trang trọng trong nhiều siêu thị lớn. Nhưng nếu muốn thưởng thức cả cái không khí của phố cổ và thỏa thuê nếm thử các loại ô mai thì Hàng Đường vẫn là địa chỉ lựa chọn số 1.
2. Ô mai Vạn Lợi
Với nhiều người Hà Thành, hàng ô mai Vạn Lợi ở Hàng Da là địa chỉ số một mỗi dịp Tết đến xuân về. Một cửa hàng nhỏ xíu không hào hoa lấp lánh nhưng lại là một thế giới ô mai với hương vị và màu sắc đầy quyến rũ. Hai món ngon nhất tại quán chính là mận và mơ xào chua ngọt. Quả mận dày, khía đều, dẻo cắn ngập răng, vị ngọt vừa, hơi chua, hơi cay, ăn rất vào. Mơ xào màu vàng hơn, óng, dẻo quẹo ăn dôi hơi mận một chút. Ô mai Vạn Lợi so với các hàng khác, giá đắt hơn từ 10-20%. Nhưng ai một lần thưởng thức đều phải công nhận "đắt xắt ra miếng".
Thêm nữa, có một loại ô mai chỉ có trong dịp Tết tại đây mà bạn nên tranh thủ mua. Đó là ô mai quất. Quả quất khía năm cánh, màu cam, ăn dẻo, thơm cay vị đặc trưng. Ngon nhất là mẻ ô mai quất áp chảo, cháy cạnh, vị thơm vô cùng. Điểm đặc biệt nhất, chủ quán bắt đầu bán món này vào ngày ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp). Đến 28 Tết, là hết hàng.
3. Phương Mai, Phố Huế
Cửa hàng nằm trong ngõ bé tẹo cạnh mặt phố to đùng nổi tiếng với món sấu non bao tử ăn được cả hột.
4. Ô mai Hồng Lam:
Xuất phát điểm là một cửa hiệu ở Hàng Đường giờ đây ô mai Hồng Lam đã được "công nghiệp hóa" với nhiều cửa hàng cửa hiệu xuất hiện khắp mọi ngõ ngách của Hà Nội. Điểm mạnh của loại ô mai này là sự đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên đây cũng là điểm hạn chế bởi với nhiều người, ô mai ngon là phải sử dụng đồ dùng thủ công, có bàn tay chăm chút của người làm.
Giá mỗi loại ô mai tại đây dao động từ 7.000-15.000 đồng/lạng. So với nhiều cửa hàng khác, mức giá ô mai Hồng Lam thuộc loại trung bình, mẫu mã đẹp, thích hợp với việc mua làm quà biếu.
Đăng nhận xét